CÂU CHUYỆN VỀ Ổ BÁNH MÌ VIỆT – PHẦN 2: GIAI THOẠI 1970

Là biểu tượng ẩm thực Sài Gòn, bánh mì Việt ngày nay đã có hơn 150 năm lịch sử tại dải đất hình chữ S. Trở lại những năm 70 của thế kỉ 20, có một “giai thoại” đặc biệt mà hiện nay ít người biết đến: Giai thoại “Bánh mì thùng phuy”.

+ Câu chuyện về Bánh mì Việt – Phần 1: Khởi nguồn

Bánh mì lò gạch – nền tảng cho sự phát triển của bánh mì.

Năm 1958, lính viễn chinh Pháp vào chiếm thành Gia Định và mang theo những ổ bánh mì Baguette đầu tiên đến Việt Nam. Bánh mì sau đó nhanh chóng được giới thượng lưu ưa thích rồi từ Gia Định phổ biến rộng rãi khắp đất Việt. Nhằm tạo ra nhiều ổ bánh mì thơm ngon, nóng hổi phục vụ nhu cầu của tầng lớp thượng lưu, người Pháp đã cho xây dựng những lò bánh mì gạch đầu tiên tại Việt Nam.

Nói về bánh mì lò gạch, đây là loại lò được đánh giá mang lại hương vị bánh thơm ngon và đẹp mắt nhất. Mỗi chiếc lò gạch được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung chịu nhiệt với vật liệu gồm cát, vôi và đường, kích thước trung bình khoảng 10 – 15 m3.

Để tạo nên những mẻ bánh mì thơm ngon, những chiếc lò gạch đòi hỏi mỗi người thợ cần có những kinh nghiệm và hiểu biết nhất định với lò nướng. Mỗi công đoạn tạo nên chiếc bánh từ khâu trộn bột đến đưa bánh mì vào lò, điều chỉnh nhiệt lượng của lò hay lấy bánh mì ra đều làm bằng tay và đòi hỏi tính kỹ thuật, sự tỉ mỉ và tận tâm cao nhất của những nghệ nhân bánh mì.

lo gachLò bánh mì gạch kiểu Pháp được sử dụng trong thời kì đầu (Nguồn ảnh: Internet).

Bánh mì lò điện – căn nguyên phát triển bánh mì Việt.

Trước năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa tài trợ cung cấp bánh mì và sữa cho học sinh các trường tư thục và công lập. Giai đoạn này chính là lúc những cơ sở bánh mì đứng trước những thử thách “tuyệt diệu”.

Với công suất thấp, những chiếc lò gạch tại thời kì ấy dần được thay thế bằng những chiếc lò bánh mì điện như “Matador” hay “Anwator” của Nhật. Đây cũng chính là lúc những ổ bánh mì phát triển rộng rãi và được xem là món ăn ngon, bình dân và tiện lợi.

Mỗi chiếc lò điện đều được cấu thành từ nhiều tầng và ngăn nướng, cho phép sản xuất được một lượng lớn bánh mì cùng một lúc. Những chiếc lò này cũng được vận hành rất đơn giản và không yêu cầu những người thợ bánh mì phải có trách nhiệm cao với máy móc thiết bị.

Bạn có biết về Giai thoại lò bánh mì Việt những năm 1970?
Bạn có biết về Giai thoại lò bánh mì Việt những năm 1970?

Giai thoại về “Bánh mì thùng phuy”.

Sau năm 1975, Việt Nam loại bỏ nền kinh tế tư nhân tại toàn miền Nam. Đây tiếp tục là một thách thức lớn đối với những người kinh doanh bánh mì tại Việt Nam. Với nhu cầu cung cấp điện bị hạn chế tối đa, những lò bánh mì chỉ có thể hoạt động “chui/lậu” trên thị trường.

Để giải quyết vấn đề này, người Việt đã tạo ra những chiếc lò giả chiến đầy sáng tạo từ thùng phuy để phục vụ việc kinh doanh hiệu quả. Những chiếc lò này có cấu tạo đơn giản, được tạo nên từ những chiếc thùng phuy 200 lít cùng những lỗ thông khí được bố trí một cách hợp lý.

Từ cấu tạo đơn giản và khả năng làm ra những ổ bánh mì không kém gì các loại lò khác, lò “thùng phuy” nhanh chóng trở thành trào lưu tại khắp Sài Gòn. Thời kì đó cũng là lúc các tay thợ danh tiếng thi thố tài năng, cạnh tranh bằng tay nghề chuyên môn của mình.

Cứ như vậy, hình ảnh ổ bánh mì dần được hoàn thiện, để đến hiện tại nó có hình dạng đầy cân đối cùng với những loại nhân bên trong cực kì thu hút bạn bè thế giới.

Phát triển trong nước như vậy, nhưng hành trình đến với thế giới của bánh mì Việt đã diễn ra như thế nào? Đón đọc Phần 3 của series “Câu chuyện về ổ Bánh mì Việt” để cùng Má Hải tìm hiểu nhé!

+ Khám phá bí ẩn loại chất ẩn trong Bánh mì Má Hải

+ 3 cách đơn giản “hồi sinh” bánh mì ỉu siêu nóng giòn

Duy Ngọc tổng hợp.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ văn phòng: 387 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, HCM.

Hotline: 0981 051 510 – 0988 335 261

Email: banhmimahai@mahai.vn

Fanpage: Bánh mì Má Hải 

Bình luận đã được đóng lại.