NHỮNG THÁCH THỨC KHI KINH DOANH XE BÁNH MÌ CHẢ CÁ TRÊN PHỐ

Kinh doanh xe bánh mì chả cá tưởng dễ nhưng lại không dễ như bạn tưởng tượng. Không phải cứ xách xe ra phố là sẽ bán được, sẽ bán đắt như bạn nghĩ. Vậy những thách thức nào bạn sẽ gặp phải khi kinh doanh loại hình này? 

Kinh doanh xe bánh mì chả cá x2-x3 thu nhập dễ dàng

Kinh doanh xe bánh mì chả cá vừa không tốn quá nhiều chi phí cố định và mỗi sáng chỉ tốn 3 tiếng mỗi ngày. Thế nhưng lợi nhuận thu lại thì có thể nói bằng lương của một nhân viên văn phòng bình thường làm 8 tiếng. 

Nếu bạn có thể gia tăng nhiều điểm bán thì mức lợi nhuận có thể dao động lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng là điều rất dễ. Chỉ cần nắm bắt được khả năng quản lý, định lượng cũng như cách thức kinh doanh, bạn sẽ nhanh chóng mở rộng được thu nhập của bản thân. 

Thế nhưng nghe thì dễ làm, dễ bán, dễ dấn thân thế nhưng ai đã dấn thân vào buôn bán kinh doanh thì mới nhận thấy được những khó khăn, thách thức bủa vây. Vậy đó là những gì? 

Những thách thức khi kinh doanh xe bánh mì chả cá hè phố 

Tìm kiếm mặt bằng 

Vị trí mặt bằng hoàn hảo là chìa khóa thành công trong kinh doanh xe bánh mì chả cá. (Nguồn ảnh: banhmimahai)
Vị trí mặt bằng hoàn hảo là chìa khóa thành công trong kinh doanh xe bánh mì chả cá. (Nguồn ảnh: banhmimahai)

Cái xe đẩy nhỏ xíu thì mặt bằng có tốn là bao? Bạn có đang có suy nghĩ đó khi đọc những dòng này không? Vấn đề không nằm ở chi phí mặt bằng hay diện tích mặt bằng mà nó nằm ở vị trí điểm bán. 

Bạn không thể tùy ý lựa chọn mặt bằng sẵn có vì nó là nhà bạn, hay nó của người quen không có tốn tiền. Mà chính cái mặt bằng đó lại vắng tanh trong hốc hẻm, chẳng có ai qua lại. Vậy bạn bán cho ai? Tiết kiệm đâu chưa thấy mà thấy ế là rõ ràng rồi. 

Kinh doanh xe bánh mì chả cá thì bạn cần tìm kiếm khu vực mặt bằng phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Nếu khách hàng bạn là học sinh thì nên tập trung ở những khu trường học và mức giá phải vừa phải để học sinh có thể mua được. 

Nếu đối tượng là công nhân người lao động thì nên tập trung ở những khu trọ, khu công nghiệp là hợp lý. Vị trí mặt bằng nên nằm trên trục đường hướng người ta đi làm. Đừng có dại mà đứng hướng ngược lại. Không ai đang bận mà quay đầu xe đi mua bánh mì của bạn đâu. 

Chất lượng sản phẩm 

Chả cá được ướp sẵn từ các gia vị tự nhiên như hành tím, tiêu, tỏi giúp cho món ăn thêm hương vị, nhưng vẫn giữ nguyên được vị cá biển đặc trưng. (Nguồn ảnh: banhmimahai)
Chả cá được ướp sẵn từ các gia vị tự nhiên như hành tím, tiêu, tỏi giúp cho món ăn thêm hương vị, nhưng vẫn giữ nguyên được vị cá biển đặc trưng. (Nguồn ảnh: banhmimahai)

Chắc chắn 100% anh chị nào mới kinh doanh cũng bị luôn. Mình mở bán mình làm bánh mì dựa trên khẩu vị của mình thấy ngon. Hôm nay khách này mua ăn thấy mặn, mai khách kia mua nói bánh mì gì mà cho rau răm cay quá. Thế là lật đật đi đổi lại rồi cuối cùng không ra được ổ bánh mì tròn trịa. Khách hàng họ ăn xong họ thấy sao hương vị ổ bánh mì này cứ thay đổi liên tục. Đang ăn rõ ngon mai lại chẳng ngon nữa. Như vậy chất lượng sản phẩm bạn không đồng nhất. Khách cứ thế mà thưa dần thôi.

Muốn kinh doanh xe bánh mì chả cá là phải giữ cái đầu lạnh giữa bủa vây những ý kiến đánh giá của khách hàng. Thay vì nghe người này người kia, bạn nên tổng hợp lại tất cả ý kiến của các khách hàng. Đại đa số họ theo như thế nào thì mới đổi theo hướng đó. Để ra được khẩu vị chung từ đó ổn định chất lượng của ổ bánh mì.

Tính lợi nhuận khi kinh doanh bánh mì

Sau khi đã liệt kê, bạn cộng hết đơn giá các nguyên liệu cho 1 ổ bánh mì bạn sẽ ra được chi phí cho 1 ổ bánh mì là bao nhiêu. Từ đó nếu thấy quá cao thì gia giảm lại nguyên liệu và ngược lại.

Bán ngày 100-200 ổ tưởng lời nhiều dữ rồi đó. Thế là cứ nhập hàng bán tiếp mà cứ bán thì lại thấy sao tiền đâu hết. Toàn phải bỏ tiền túi ra ứng tiếp. Vậy là lời hay lỗ? 

Thật ra cái sai bự nhất của những người kinh doanh đó là tính lợi nhuận. Cứ lấy giá bán trừ ra chi phí 1 ổ bánh mì rồi nghĩ đó là tiền lời. Mà bỏ qua những chi phí chìm khác nhưng chính chúng là vấn đề lớn nhất bạn gặp phải khi kinh doanh xe bánh mì. 

Chi phí mặt bằng hàng tháng, chi phí gas, chi phí dầu ăn mua hàng tháng rồi những chi phí nhỏ như: thuê nhân sự (nếu có), chi phí gửi xe, chi phí trật tự đô thị,… Liệt kê ra là hàng loạt chi phí bạn đã bỏ quên trong quá trình tính lợi nhuận. Sau đó bán giá rẻ nên doanh số 100-200 ổ quá cao luôn nhưng mà đang bán lỗ không. Rút kinh nghiệm bạn nên tính lợi nhuận rõ ràng dựa trên những điều Má Hải đã liệt kê ở trên nhé.

Thế chi phí cho 1 ổ bánh mì chả cá là bao nhiêu? (Nguồn ảnh: banhmimahai)
Thế chi phí cho 1 ổ bánh mì chả cá là bao nhiêu? (Nguồn ảnh: banhmimahai)

Chi phí cho 1 ổ bánh mì

Sau khi đã xác định được những nguyên liệu nào cần dùng cho ổ bánh mì, bạn sẽ tính toán được chi phí nhờ một số gợi ý sau:

  • 1 ổ bánh mì nhập tại lò giá 2000 đồng/ổ
  • 1 kg chả cá làm được từ 18-20 ổ bánh mì
  • Rau dưa tầm khoảng 1000 đồng/ổ (bạn có thể tính toán lại theo lượng thực tế)
  • Nước sốt làm được khoảng 300 ổ

Buôn có bạn, bạn có phường

Đây cũng là những nội dung khá tế nhị khi bắt đầu kinh doanh bánh mì chả cá đặc biệt là tại hè phố. Khi bạn kinh doanh như vậy sẽ dễ xảy ra những tranh chấp từ những người bán cũ tranh giành khu vực điểm bán. Với những tình huống tranh chấp thì thật ra rất khó giải quyết. Bạn có thể thoả hiệp với những trường hợp quá gay gắt hoặc có dính líu tới những tầng lớp không nên đụng vào. 

Tốt nhất trong quá trình tìm mặt bằng hãy hỏi thật kỹ mặt bằng dự định kinh doanh và thuê mà tốn phí thì nên có giấy tờ hẳn hỏi để đảm bảo nhé.

295962435 5395380310575809 34550081393341193 n 1 773ec1bfa0 1536x1025 1

Trên đây là những thông tin mà Má Hải hy vọng sẽ giúp bạn trong quá trình kinh doanh xe bánh mì chả cá. Chúc bạn thành công.

Bạn có thể tham khảo bài viết TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỂ THUÊ MẶT BẰNG VỈA HÈ BÁN BÁNH MÌ CHẢ CÁ của Má Hải để có thêm nhiều thông tin tìm hiểu khi lựa chọn điểm bán cho xe bánh mì của mình.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ văn phòng: 387 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, HCM.

Hotline: 0981 051 510 – 0988 335 261

Email: banhmimahai@mahai.vn

Fanpage: Bánh mì Má Hải